Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Sau khi bán mảng bánh kẹo KDC có tiềm năng gì???

Đăng lại một bài phân tích KDC của một người anh em trong nhóm.
• Sau khi bán mảng bánh kẹo, KDC tập trung đầu tư và sản xuất ngành thực phẩm và gia vị với các sản phẩm:
- Kem : thương hiệu Merino vs Celano
- Mì gói: Đại Gia Đình với hình thức sản xuất OEM, hợp tác với công ty Vewong ( Đài Loan)
- Dầu ăn: Đại Gia Đình với hình thức sản xuất OEM hợp tác với Vocarimex
- Sản phẩm từ sữa: Sữa chua Well Yo
- Chuỗi cửa hàng : chuỗi 40 cửa hàng được giữ lại từ thương hiệu Kinh Đô cũ
• Tình hình hoạt động hiện tại:


- Biên lợi nhập gộp giảm từ 40% còn 32% do biên lợi nhuận gộp của ngành dầu ăn thấp chỉ 10 -12%, ngành mì gói 18-20% kéo biên lợi nhuận cả công ty giảm
- Mặc dù biên lợi nhuận giảm nhưng thị trường của sản phẩm mới có size khá lớn 192.000 tỷ gấp 8 lần mảng bánh kẹo thì chỉ cần chiếm thị phần nhất định thì KDC cũng có thể thu được lợi nhuận rất lớn và tiềm năng tăng trưởng được mở rộng. Bên cạnh đó ngành thực phẩm và gia vị luôn có doanh thu ổn định chứ không chịu yếu tố mùa vụ như ngành bánh kẹo ( đột biến vào quý 3- bánh trung thu).
- Với đặc thù ngành thực phẩm là khách hàng dễ dàng thay đổi sản phẩm thì với ưu điểm có kênh phân phối rộng lớn với hơn 90.000 điểm bán hàng thì KDC dễ dàng đưa sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng hơn
- Sử dụng phương pháp sản xuất OEM với 2 mảng sản phẩm mới là dầu ăn và mì gói Tuy hình thức này mang lại lợi thế về vốn đầu tư máy móc ban đầu và kỹ thuật sản xuất, nhưng cũng sẽ làm giảm lợi nhuận của KIDO xuống thấp hơn mức trung bình ngành do phải trả thêm chi phí thuê ngoài.
- Cơ cấu doanh thu của KDC trong 3 năm tới:
+ 25% Mì ăn liền + 25% chuỗi KIDO 's Bakery
+ 30% Kem và các sản phẩm từ sữa + 25% Dầu ăn
• Mảng kem:
- Đây là sản phẩm chủ lực của KDC với hơn 80% doanh thu đến từ mảng kem đến từ 2 thương hiệu Merino vs Celano chiếm 36% thị phần kem tại Việt Nam với biên lợi nhuận gộp khá cao đạt 55%.
- Tốc độ tăng trưởng đạt 30%/ năm
- Ước tính doanh thu 2016 của mảng này đạt hơn 1400 tỷ
- Mới đầu tư thêm 214 tỷ để phát triển hệ thống phân phối lạnh mới
• Mảng mì ăn liền:
- Điểm mạnh của KDC tiếp tục là kênh phân phối với hơn 86.000 điểm bán hàng, 53/64 tỉnh thành, chiếm 40% điểm bán hàng toàn ngành mì gói. KDC dễ dàng đưa sản phẩm mới của mình tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng hơn
- KDC vs Vewong hợp tác xây nhà máy mì ăn liền mới ( KDC 49% và Vewong 51% vốn) công suất chạy thử nghiệm là 6 triệu thùng/ năm và tối đa 12 triệu thùng/ năm => biên lợi nhuận gộp tăng lên 20-25%
- Nhưng những năm đầu không có lãi nhiều do tập trung quảng cáo truyền thông để tăng độ nhập biết thương hiệu và tiếp cận thị trường
• Mảng dầu ăn:
- Đã mua lại 24% Vocarimex ( chiếm 80% thị phần dầu ăn nội địa) và chuẩn bị tăng sở hữu lên 51% ( Việc Kinh Đô chính thức nắm quyền kiểm soát đối với Vocarimex chỉ là vấn đề thời gian khi mà đại diện của Kinh Đô đã nắm hầu hết các vị trí quan trọng trong HĐQT và ban điều hành )
- Việc nắm quyền kiểm soát đối với Vocarimex thì Kinh Đô sẽ gián tiếp sở hữu Dầu thực vật Tường An (TAC). Một khi hợp nhất kết quả kinh doanh của Vocarimex/Tường An, doanh thu hàng năm của Kinh Đô sẽ tăng thêm 4.000 tỷ /năm – đủ để bù đắp phần doanh thu mất đi từ mảng bánh kẹo. Tất nhiên, lợi nhuận của dầu ăn thời điểm hiện tại không thể so được với bánh kẹo nhưng sẽ cải thiện rõ rệt hơn khi Kinh Đô gia tăng sở hữu tại Vocarimex .
 ​

- Hợp tác sản xuất OEM với Vocarimex vs Golden Hope Nhà Bè để sản xuất
- Liên doanh với VGF để sản xuất dầu cọ => giảm chi phí nguyên vật liệu 10-12% => tăng biên lợi nhuận gộp
- Khác với mì gói và kem, kênh phân phối dầu ăn chủ yếu ở kênh phổ thông tạp hóa, chợ , kênh cao cấp siêu thị rất ít.
• Chuỗi cửa hàng KIDO’s Bakery:
- Là chuỗi cửa hàng mà KDC giữ lại sau khi bán mảng bánh kẹo của mình
- Là kênh phân phối hỗ trợ cho các sản phẩm khác
- Phân phối nhiều bánh kẹo khác trên thị trường
- Lợi nhuận sẽ không cao

• Bất động sản: 
Dự án cao ốc phức hợp trung tâm thương mại - văn phòng - khách sạn 5 sao Lavenue Crown ((liên doanh của Công ty Cổ phần Kinh Ðô (50% vốn điều lệ), Công ty Đầu tư Mayflower (Mỹ) và Công ty Quản lý Kinh doanh nhà TP HCM) được xây dựng trên diện tích 4.953 m2. Vị trí dự án gồm 3 mặt tiền đường Lê Duẩn, Hai Bài Trưng và Nguyễn Văn Chiêm. Mặt còn lại tiếp giáp tòa nhà nổi tiếng Diamond Plaza, đây quả thật là khu đất mà nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mơ ước.
Dự án số 8-12 Lê Duẩn là dự án Trung tâm Thương mại – Khách sạn Quốc tế Lavenue Crown do CTCP Đầu tư Lavenue thực hiện đầu tư. Và 4 doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương đã tham gia góp vốn vào Dự án là CTCP Thiết bị phụ tùng Sài Gòn (mã SMA); CTCP Kim khí TP.HCM (mã HMC); CTCP Vận tải xăng dầu Vitaco (mã VTO) và CTCP Hóa chất vật liệu điện Tp.HCM, mỗi đơn vị góp vốn ban đầu 12,5 tỷ đồng ( với tỉ lệ 12,5% dự án/ mỗi công ty)
Các công ty đề cập ở trên đã chuyển nhượng cho đối tác là tập đoàn Kido để thu về 50 tỷ đồng mỗi công ty, tổng cộng 200 tỷ đồng, đạt mức sinh lời gấp 4 lần vốn góp ban đầu.Nhưng người thu lợi nhiều nhất ở đây không phải là 4 công ty của Bộ Công Thương mà chính là Tập đoàn Kido. Khi chỉ cần bỏ ra 200 tỷ để KDC nhượng quyền góp vốn với CTCP Đầu tư Lavenue với tỷ lệ góp vốn là 50%, trị giá 1050 tỷ ( vốn điều lệ của CTCP Đầu tư Lavenue là 2100 tỷ). Thế nhưng đó không phải tất cả, những năm gần đây thị trường bất động sản cao cấp nóng lên khi thì giá ở các “ khu đất vàng” đều đạt ở mức kỉ lục. 
Gần đây nhất, Khu đất số 23 Lê Duẩn (TP HCM) có giá bán 473 triệu đồng/m2
Những khu đất vàng ở trung tâm TP HCM luôn trong tầm ngắm của giới kinh doanh bất động sản. Câu chuyện về vụ đấu giá khu đất ở số 23 Lê Duẩn (quận 1, TP HCM) mới đây là một ví dụ.
Trải qua 16 vòng đấu giá với 73 bước giá được xướng lên, khu đất có diện tích 3.025 m2 (55×55 m) đã có chủ khi mức giá cuối cùng được công bố là 1.430 tỷ đồng. Tính ra mỗi mét vuông của khu đất này có giá bán khoảng 473 triệu đồng, tương đương 15 lượng vàng SJC. Người thắng trong cuộc đấu giá là Công ty Thương mại – Dịch vụ – Khách sạn Tân Hoàng Minh, một công ty bất động sản đến từ Hà Nội.
Giá bán cuối cùng là 1.430 tỷ đồng, trong khi theo hồ sơ do Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản TP HCM đưa ra, giá khởi điểm của khu đất trên chỉ 558 tỷ đồng. Khu đất 3.025 m2 này có chức năng sử dụng đất là đất phức hợp văn phòng – thương mại – dịch vụ, hệ số sử dụng đất tối đa 8,0, chiều cao tối đa 100 m (khoảng 18-22 tầng) và mật độ xây dựng 50-60%.
Ta có thể dễ dàng định giá khu đất 8-12 Lê Duẫn thông qua khu đất 23 Lê Duẫn:
+ Vị trí của 8-12 Lê Duẫn đẹp hơn rất nhiều : 3 mặt tiền đường, đối diện Nhà Thờ Đức Bà, tựa lưng vào Daimond Plaza còn 23 Lê Duẫn chỉ có 1 mặt tiền và lùi về phía giữa đường là khu vực không sầm uất bằng.
+ Diện tích khu đất 8-12 có diện tích lớn gần 5000 m2 phù hợp xây dựng các công trình lớn hơn khu đất 23 chỉ có hơn 3000 m2
+ Giới hạn khai thác trên không cao hơn. Khu đất 8-12 Lê Duẩn được cấp phép xây dựng với 36 tầng còn khu đất 23 chỉ được xây dựng tối đa 100m ( tức từ 18-22 tầng)
ð Khu đất 23 Lê Duẩn được định giá 473 triệu/ m2 thì ta có thể định giá lại khu đất 8-12 Lê Duẩn của KDC với giá khoảng hơn 550-600 triệu/ m2, tức giá trị khu đất có thể lên đến hơn 2700 tỷ ( nên nhớ vốn đầu tư ban đầu của KDC chỉ 200 tỷ)
Sau khi khu đất này được định giá lại thì KDC có thể có một tài sản khổng lồ
• Tổng kết:
- Doanh thu và lợi nhuận chủ yếu đến từ mảng kem và sữa chua mà quý 2 là quý cao điểm của mảng này
- Mặc dù biên lợi nhuận giảm nhưng chuyển ngành hàng sản xuất để qua một thị trường rộng lớn hơn bên cạnh lợi thế về kênh phân phối rộng khắp sẽ đưa KDC trở lại vị thế của 1 doanh nghiệp tăng trưởng
- Ban lãnh đạo có những bước đi hợp lý giúp cải thiện rõ rệt biên lợi nhuận so với trung bình ngành, bên cạnh đó ứng dụng phương pháp OEM giúp KDC có thể dễ dàng sản xuất mà không cần đầu tư quá nhiều mà vẫn đạt được suất sinh lời hấp dẫn ( Ở ngành thực phẩm, khâu phân phối là khâu có biên lợi nhuận cao nhất)
- Nếu được định giá lại dự án cao ốc phức hợp trung tâm thương mại - văn phòng - khách sạn 5 sao Lavenue Crown thì KDC sẽ có được lợi nhuận khổng lồ từ BDS.


Duy Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét